Giáo án mĩ thuật lớp 3 sách chân trời sáng tạo bản 1-2
Giáo án mĩ thuật lớp 3 sách chân trời sáng tạo được biên soạn theo công văn 2345 mới nhất của bộ giáo dục, là giáo án bản word thích ứng vói mọi loại hệ điều hành máy tình hiện hành, quý thầy cô dễ chỉnh sửa, sau đây là bản Demo quý thầy cô tham khảo. Phần dowload giáo án bản 1,2 quý thầy cô kéo xuống phía dưới cùng của bài viết
DEMO bản 1
CHỦ ĐỀ 3: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
BÀI 2: NGƯỜI EM YÊU QUÝ ( 2 tiết )
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được cách kết hợp nét, hình, màu trong
vẽ tranh chân dung chính diện.
- Vẽ được bức tranh chân dung chính
diện thể hiện đặc điểm riêng của người thân.
- Chỉ ra được sự hài hòa, cân đối và tỉ lệ
trong bài vẽ.
- Chia sẻ được tình cảm của bản thân đối với
người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ,…
-
Giáo viên: Tranh, ảnh, đoạn video có hình ảnh những người thân trong gia đình.
III. Các hoạt động dạy-
học chủ yếu:
Nội dung |
Hoạt động của Giáo
viên |
Hoạt động của Học
sinh |
Hoạt động 1: Khám phá * Tìm hiểu đặc điểm khuôn mặt người thân trong gia đình: |
*Khởi động: Trình chiếu
PowerPoint: - Chúng mình cùng nghe và hát bài: “Ba
ngọn nến lung linh”. - Trong bài hát có hình ảnh của ai?
Con yêu quý ai trong gia đình nhất? - GV giới thiệu bài. - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: Tổ chức hỏi đáp để HS nhớ lại và chia sẻ về đặc điểm riêng trên khuôn
mặt người thân trong gia đình. Trình chiếu
PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên
màn hình (hình trong SGK trang 30), trả
lời các câu hỏi sau: 1. Con ấn tượng về hình ảnh của ai
trong gia đình? Người đó có điểm gì đáng nhớ trên khuôn mặt? 2. Người đó có hình dạng khuôn mặt,
kiểu tóc, màu tóc như thế nào? 3. Người đó thường mặc trang phục gì? - GV tóm tắt để học
sinh ghi nhớ. |
- Hs nghe và hát - HS trả lời: ( Bố, mẹ, con). - HS chọn người mình yêu quý. - HS nhắc lại tên bài. - HS lấy ĐD học tập. -
Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của
GV: - HS quan sát và trả lời theo quan sát thực tế. - HS trả lời theo cảm nhận. - HS nhận xét, bổ sung. |
Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. * Cách vẽ tranh chân
dung chính diện: |
Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS quan
sát hình trong SGK, thảo luận và chỉ ra các bước vẽ tranh chân dung chính
diện. Trình chiếu
PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát
trên màn hình (hình trong SGK trang 31), thảo luận nhóm đôi theo các câu
hỏi sau: 1. Theo con có những bước nào để vẽ tranh chân dung chính diện? 2. Vị trí của tai và mắt được xác định như thế nào? 3. Bước nào vẽ chi tiết cho khuôn mặt? 4. Vẽ màu là bước mấy khi vẽ tranh chân dung? - Gọi HS nêu lại các bước vẽ tranh chân dung chính diện. - Thao tác mẫu để HS quan sát biết cách vẽ tranh chân dung chính
diện. - GV tóm tắt để học
sinh ghi nhớ: - Yêu cầu HS làm bài tập 1 VBT trang 16: Vẽ đường trục và các bộ phận cho mỗi khuôn mặt dưới đây. |
-
Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của
GV: - HS quan sát và thảo luận. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các bước vẽ tranh
chân dung chính diện: B1: Vẽ phác hình dạng
khuôn mặt của nhân vật. B2: Vẽ phác đường dọc và
đường ngang đi qua chính giữa khuôn mặt. B3: Xác định vị trí của
mắt và tai dựa trên đường ngang. B4: Xác định vị trí mũi và miệng dựa
trên đường dọc. B5: Vẽ chi tiết và đặc điểm của nhân
vật. B6: Vẽ màu hoàn thiện bài vẽ. - HS quan sát. * Ghi nhớ: Khi vẽ chân dung chính diện, vị trí
các bộ phận của khuôn mặt có thể được xác định bằng sự cân đối qua các đường
trục. - HS làm BT 1 trang 16 VBT. |
Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Vẽ chân dung người
em yêu quý: |
Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS xác
định được người thân trong gia đình mà các em muốn vẽ. Khơi gợi để HS chia sẻ
về đặc điểm dễ nhận biết của người sẽ vẽ và cách thể hiện đặc điểm riêng đó. Trình chiếu
PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát
trên màn hình (hình trong SGK trang 32), trả lời các câu hỏi sau: 1. Con sẽ vẽ chân dung ai? Đặc điểm đáng nhớ của người đó là gì?
2. Con thích vẽ chân dung tới ngang vai hay nửa người? 3. Màu sắc con sử dụng để thể hiện chân dung người thân như thế
nào? 4. Con cần vẽ thêm gì để bài vẽ sinh động hơn? - Cho Hs xem bài vẽ tham khảo để có ý tưởng sáng tạo riêng cho
bài của mình. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 VBT trang 16: Vẽ chân dung chính diện người em yêu quý vào trang 17. - Quan sát, giúp đỡ HS thực hiện bài tập thực hành. |
-
Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của
GV: - HS quan sát. - Trả lời theo quan sát thực tế, theo cảm nhận. - HS nhận xét, bổ sung. * Lưu ý: HS xá định vị trí, tỉ lệ, hình thức chân
dung sẽ thể hiện. Chú ý cách vẽ màu và chọn màu chủ đạo trong bài vẽ. - HS quan sát, tham khảo - HS làm BT 2 trang 16 VBT: Vẽ chân dung chính diện người em yêu quý vào trang 17. |
Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm
và chia sẻ: |
Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS trưng
bày, thảo luận và chia sẻ về bài vẽ của mình, của bạn để củng cố kiến thức và
phát triển ý tưởng hoàn thiện sản phẩm. 1. Con thích bài vẽ nào? Vì sao? 2. Nhân vật trong bài vẽ gây ấn tượng gì cho con? 3. Con thấy nét và hình thể hiện trong bài vẽ có gì ấn tượng? 4. Màu thứ cấp trong bài được pha trộn từ những màu cơ bản nào? 5. Nêu cảm của con khi hoàn thành bài vẽ? - GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS cả lớp. |
- HS trưng bày bài vẽ. - HS giới thiệu, chia sẻ về bài vẽ của mình, của bạn. - HS chọn bài vẽ mình thích. - Học sinh lắng nghe và rút kinh
nghiệm cho mình. |
Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Xem tranh họa sĩ vẽ
chân dung: |
Nhiệm vụ của GV: Cho HS quan sát tác phẩm “Em Thúy” của cố họa sĩ Trần Văn Cẩn và cung cấp nội
dung tranh. Tổ chức cho HS thảo luận về cách sử dụng màu chủ đạo, độ đậm,
nhạt trong tranh. Trình chiếu
PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát
trên màn hình: (Tranh trong SGK trang
33): Tranh “Em Thúy”; Tác giả: Trần Văn Cẩn (1910-1994); Năm sáng tác: 1943;
Chất liệu: sơn dầu; Nguồn: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trả lời các câu hỏi
sau: 1. Con đã xem bức tranh này ở đâu chưa? 2. Con thấy bức tranh “Em Thúy” sử dụng những màu nào? 3. Màu chủ đạo trong tác phẩm là màu cơ bản hay màu thứ cấp? 4. Độ đậm, nhạt được họa sĩ thể hiện trong tranh như thế nào? - GV tóm tắt để học sinh
ghi nhớ: Bức tranh “Em Thúy” với chất liệu sơn dầu được họa sĩ Trần Văn
Cẩn sáng tác vào năm 1943. Với gam màu ấm áp, tươi sáng, bức tranh thể hiện
nhân vật em Thúy trong bộ quần áo giản dị đang ngồi trên chiếc ghế mây, hai
tay đan nhẹ vào nhau, gương mặt thanh tú với mái tóc ngắn, đôi mắt mở to,
cùng nét mặt trong sáng, ngây thơ. Họa sĩ đặt nhân vật lệch về bên trái bức
tranh nhưng vẫn tạo cho người xem cảm nhận được sự cân đối, hài hòa bởi sự
sắp xếp hợp lý các yếu tố nét, mảng, màu và đậm nhạt. “Em Thúy” được đánh giá
là một trong những tác phẩm chân dung tiêu biểu của hội họa cận đại Việt Nam. |
-
Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của
GV: - HS quan sát. - Trả lời theo quan sát thực tế, theo cảm nhận. - HS nhận xét, bổ sung. - Ghi nhớ: Vẽ
tranh chân dung là một cách thể hiện tình cảm của người vẽ với người mình yêu
mến. |
* Dặn dò: Quan sát các
hoạt động trong gia đình. Chuẩn bị bút chì, màu vẽ,...
* Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
Chủ đề: TRANH DÂN GIAN
Bài 1: SẮC MÀU TRONG TRANH DÂN GIAN
(Thời lượng 2 tiết *
Học tiết 2)
I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ:
- Nhận biết được màu thứ cấp và màu đậm, màu nhạt trong tranh dân gian.
- Biết kết hợp các màu cơ bản để tạo ra màu thứ cấp trong thực hành,
sáng tạo.
- Biết vận dụng màu sắc và yếu tố đậm nhạt để vẽ màu theo tranh dân
gian.
- Cảm nhận và chia sẻ được vẻ đẹp của sắc màu trong tranh dân gian.
1. Phẩm chất.
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu
nước và nhân ái ở HS.
- Phát triển tình yêu đất nước qua tìm hiểu nghệ thuật truyền thống
tranh dân gian Việt Nam và ý thức bảo vệ văn hóa truyền thống.
- Yêu quý những di sản văn hóa dân gian
được bảo tồn qua nhiều thế hệ.
- Xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết,
trách nhiệm và tình yêu thương yêu với bạn bè qua hoạt động nhóm.
- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao
đổi, nhận xét sản phẩm.
- Có ý thức bảo quản, sử dụng tiết kiệm một
số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu thực hành, sáng tạo.
- Có ý thức chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng,
vật liệu để thực hành sáng tạo.
- Biết chia sẻ thẳng thắn, chân thực suy
nghỉ của mình trong trao đổi, nhận xét sản phẩm.
2.
Năng lực.
2.1. Năng lực đặc thù môn học.
-
Quan sát và nhận thức: Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc,
hình ảnh trong tranh dân gian. Nắm được những nét đặc trưng của tranh dân gian.
Ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp của tranh dân gian qua hình ảnh, màu sắc.
- Luyện
tập và sáng tạo: Thực hiện được bài thực hành sáng tạo cùng tranh dân gian
như vẽ/ mô phỏng lại hình ảnh trong tranh dân gian, xé dán từ hình ảnh dân
gian. Thể hiện được cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: Nét, mảng,
màu qua đó nhận thức được sự khác biệt giữa màu in và màu vẽ.
- Phân
tích đánh giá: Biết trưng bày, nhận xét vẻ đẹp của một bức tranh dân gian
và nói được cảm nhận về màu sắc trong tranh dân gian, cách khai thác, sáng tạo
từ tranh dân gian vào bài tập thực hành. Nêu được hướng phát triển mở rộng thêm
sản phẩm mĩ thuật bằng nhiều chất liệu. Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ
trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
- Vận dụng: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng
trong bài học hiểu biết hơn về cách tạo nên một bức tranh dân gian.
2.2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu
để học tập và hoàn thiện bài thực
hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong
quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ, nhận xét sản phẩm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ,
họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật.
2.3. Năng lực đặc thù của học sinh.
- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng trình bày trong
trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…
- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình
trong không gian hai chiều, ba chiều áp dụng vào bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn
đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập đánh giá.
- Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực
hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên.
- Giáo án, SGK,
SGV.
- Một số tranh,
ảnh, clip liên quan đến tranh dân gian.
- Một số sản phẩm
mĩ thuật của HS với chủ đề sang tạo cùng tranh dân gian.
2. Học sinh.
- SGK. VBT (nếu
có).
- Bút chì, màu vẽ
(bút chì màu, màu sáp màu,…), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán,
tẩy/ gôm,…
- Sưu tầm tranh,
ảnh liên quan đến bài học.
- Hình tranh dân
gian sưu tầm (nếu có).
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
C. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ.
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá. |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
* Hoạt động khởi động: - GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. * Mục tiêu. - Biết cách nhận xét, đánh giá
được sản phẩm của cá nhân và các bạn. - Trình bày được cảm nhận của
mình về màu, hình ảnh trong bài vẽ. * Nội dung hoạt động. - GV hướng dẫn cho HS trưng bày
và giới thiệu, chia sẻ bài vẽ của mình trước lớp. - HS nêu cảm nhận của mình về
màu, hình ảnh trong bài vẽ. Biết phân tích đánh giá bài vẽ của mình và của
bạn. * Sản phẩm học tập. - Cảm nhận và phân tích được
sản phẩm mĩ thuật. * Tổ chức hoạt động. - GV tổ chức cho HS trưng bày
sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình bày cảm nhận của mình về sản phẩm mĩ
thuật. - Căn cứ thực tế sản phẩm thực
hiện, GV mở rộng các câu hỏi gắn với mục tiêu chủ đề theo. * Gợi ý. + Thảo luận về màu thứ cấp, màu
đậm, màu nhạt trong các sản phẩm mĩ thuật. + Nhận xét về màu sắc trong
tranh dân gian. + GV chốt. Vậy là chúng ta đã phân tích và đánh giá ở hoạt động 3. |
- HS hát đều và đúng nhịp. - HS cùng chơi. - HS cảm nhận. - HS trưng bày và giới thiệu, chia sẻ bài vẽ. - HS nêu cảm nhận và phân tích đánh giá. - HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình
bày cảm nhận của mình về sản phẩm mĩ thuật. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. - HS ghi
nhớ. |
D. VẬN DỤNG.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. |
|
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
* Mục tiêu. - HS hiểu về màu sắc trong
tranh dân gian đông hồ. * Nội dung hoạt động. - GV hướng dẫn HS về cách sử
dụng màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ trong SGK Mĩ thuật 3 trang 9. * Sản phẩm học tập. - HS hiểu được cách sử dụng màu
sắc của tranh dân gian Đông Hồ * Tổ chức hoạt động. - GV sử dụng hình ảnh minh hoa
trong SGK Mĩ thuật 3. Bài 9 hoặc tranh, ảnh, Video đã chuẩn bị để HS tìm
hiểu. - GV gợi ý cho các em nêu hướng
tìm hiểu: - Màu sắc trong tranh dân gian
Đông Hồ có vẻ đẹp mộc mạc được tạo ra từ những nguyên liệu có sẵn trong tự
nhiên: + Màu đỏ từ đá son. + Màu vàng từ nụ hoa hòe. + Màu la từ lá chàm. + Màu trắng từ vỏ điệp. + Màu đen từ than tre hoặc tro
rơm. + GV chốt. Vậy là chúng ta đã thực hiện và vận dụng ở hoạt động 4. Hoạt động cuối
của chủ đề. + Củng cố dặn
dò. - Chuẩn bị tiết sau. |
- HS cảm nhận.
- HS ghi nhớ. - HS cảm nhận. - HS tìm
hiểu, ghi nhớ. - HS cảm nhận về màu sắc. - HS ghi
nhớ. - HS lắng nghe, ghi nhớ. |
Bổ sung:
Nhóm fabook giáo vên tiểu học :
https://www.facebook.com/groups/1154582248602913
Giáo án liên quan
Giáo án chân trời sáng tạo